Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu

Dù bản thân virus corona không phân biệt người nào có thể bị nhiễm, người nào không, nhưng đại dịch COVID-19 chắc chắn không thể làm xê dịch cán cân giàu – nghèo. Trong cùng thời điểm 22 triệu người Mỹ mất đi công ăn việc làm, khối tài sản của tầng lớp tỷ phú Mỹ vẫn tăng đều đặn 10% - hoặc tăng thêm 282 tỷ USD so với con số  ước tính vào đầu tháng 3. Tổng số tài sản ròng của các "đại gia" này hiện đã lên đến con số 3,229 nghìn tỷ USD.

Cú sẩy chân của thị trường chứng khoán vào đầu đại dịch có thể gây chút hoang mang cho túi tiền của các tỷ phú – ví dụ, tài sản ròng của ông trùm Amazon, Jeff Bezos, đã tụt xuống mức 105 tỷ USD vào ngày 12/3. Nhưng rồi chuyện đâu lại vào đấy: đến ngày 15/4, tài sản ròng của ông đã tăng thêm 25 tỷ USD. Eric Yuan, nhà sáng lập và CEO của Zoom, là một trong số ít các nhà phát tiển chứng kiến khối tài sản ròng tăng đều đặn kể cả khi thị trường gặp rắc rối, và hiện nay, tài sản ròng của ông đã lên mức 2,58 tỷ USD.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 1.

Những " kẻ hưởng lợi từ đại dịch " – theo cách gọi của một báo cáo từ Viện nghiên cứu chính sách Mỹ  - chỉ là một mảnh nhỏ của bài toán bất bình đẳng giàu có tại Mỹ. Kể từ năm 1980, các khoản thuế được chi trả bởi các tỷ phú, vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của khối tài sản mỗi người sở hữu – đã giảm đến 79%.

" Chúng ta đang nói về những vị tỷ phú từ thiện chia sẻ 0,0001% tài sản của họ với cộng đồng trong khủng hoảng, nhưng trên thực tế, họ đã lợi dụng luật thuế để giảm thuế cho chính mình trong hàng thập kỷ - số tiền đó lẽ ra đã có thể được dùng vào xây dựng nên hệ thống y tế công tốt hơn " – Chuck Collins, giám đốc Chương trình Bất bình đẳng và Lợi ích chung tại Viện nghiên cứu chính sách Hoa Kỳ nói. Ông còn là đồng tác giả của bản báo cáo mang tiêu đề "Billionaire Bonanza 2020: Wealth Windfalls, Tumbling Taxes, and Pandemic Profiteers".

Viện nghiên cứu chính sách này từng đưa ra bản báo cáo Billionaire Bonanza đầu tiên vào năm 2015; kể từ đó, báo cáo đã tiếp tục đánh giá tình hình bất bình đẳng giàu nghèo tại Mỹ, mỗi năm lại tập trung vào những yếu tố cụ thể khác nhau (ví dụ, bản báo cáo năm 2018 nói về những đế chế giàu có). Bản báo cáo năm nay nói về các tỷ phú hưởng lợi từ đại dịch virus corona. Để đưa ra các số liệu và kết luận, Collins và các đồng tác giả khác đã nghiên cứu danh sách tỷ phú thế giới thường niên của Forbes, cũng như các danh sách theo dõi hàng ngày từ cả Forbes và Bloomberg.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 2.

Forbes phải phiên dịch chọn ra thời điểm để lấy số liệu tài sản ròng cho danh sách của họ, và họ đã chọn ngày 18/3; danh sách được hoàn thành vào ngày 7/4. " Chúng tôi ngay lập tức nghiên cứu nó và nhận ra rằng, mới chỉ 3 tuần sau thôi, câu chuyện đã thay đổi nhanh chóng " – Collins nói. " Đại dịch thực sự ảnh hưởng đến các tỷ phú; tài sản của họ giảm so với năm ngoái nếu xét trên toàn cầu, và nếu xét ở Mỹ, chỉ trong 3 tuần, họ đã vượt qua được số tài sản tích lũy năm ngoái và hiện đang hướng đến những cột mốc mới ".

Ví dụ về sự bất bình đẳng trong thời buổi đại dịch này còn một lần nữa nhấn mạnh một số quan điểm mà viện nghiên cứu từ lâu đã đưa ra về hố sâu bất bình đẳng và chúng đã ăn sâu vào xã hội ra sao. " Bất bình đẳng là tình trạng đã tồn tại sẵn của nước Mỹ " – Collins nói. " Khi đại dịch xảy ra, xã hội đã rất phân cực rồi, và không may là chúng ta không hề muốn sau khi đại dịch kết thúc, tình hình càng phân cực hơn nữa ".

Một phát hiện quan trọng của báo cáo là sau khủng hoảng kinh tế 2008, chưa đầy 30 tháng sau, tài sản của giới tỷ phú đã trở lại mức trước khủng hoảng. Tài sản của họ nhanh chóng vượt qua mức trước 2008. Nhưng đến năm 2019, tầng lớp trung lưu ở Mỹ thậm chí vẫn chưa thể hồi phục đến mức tài sản ròng của họ vào năm 2007. " Mọi người đối phó với đại dịch với tình trạng kinh tế vẫn bị ảnh hưởng từ sau cuộc đại khủng hoảng " – ông nói.

Để giải quyết vấn đề, các tác giả kêu gọi thiết lập một Ủy ban Giám sát Trục lợi Đại dịch, một Đạo luật Minh bạch Doanh nghiệp nhằm ngăn chặn hoạt động che giấu tài sản, và một khoản Phụ thuế Thu nhập Triệu phú khẩn cấp 10%, cùng nhiều hành động khác.

Collins đặc biệt thích ý tưởng về một kế hoạch Kích thích Từ thiện, một kế hoạch có thể giúp chuyển khoảng 1,2 nghìn tỷ USD vốn đang không được sử dụng trong các tổ chức tư nhân, và khoảng 120 triệu USD khác trong các quỹ tư vấn, đến tay những người đang thực sự cần. Các tổ chức tư nhân hiện được đề nghị phải trả chỉ 5% thuế mỗi năm, và số tiền đó có thể bao gồm cả chi phí hoạt động; trong khi đó các quỹ tư vấn thì không cần, do đó không có gì khích lệ họ chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện đang cần cả.

" Các nhà tài trợ giàu có đã tận dụng các điều khoản giảm thuế, và nay thì tiền cứ nằm yên ở đó… Nếu họ đang dành tiền cho một ngày mưa, thì họ nên nhìn ra ngoài cửa sổ. Trời đang mưa rất nặng hạt " – ông nói. " Đã đến lúc hoàn thành phần thứ hai của lời hứa. Họ đã được giảm thuế; bây giờ hay chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện cộng đồng đang hoạt động để giải quyết các vấn đề cấp bách, những tổ chức đang lo ngại sẽ phải đóng cửa vì thiếu kinh phí …"

Một số tỷ phú đã hiến tặng những khoản tiền lớn trong quãng thời gian diễn ra đại dịch, nhưng Collins nói chúng ta không thể cho phép những hành động từ thiện đó khiến người ta quên đi sự bất bình đẳng. " Từ thiện thực sự không phải là một sự thay thế cho một hệ thống thuế công bằng, và một mạng lưới an toàn công cộng được tài trợ đầy đủ " – ông nói.

Đối với hàng triệu người Mỹ đang chật vật kiếm tiền trả các khoản nợ, mua sắm thức ăn, và cố gắng sống sót qua đại dịch, Collins nói rằng đại dịch đã cho thấy sự thật đau lòng về một xã hội bất bình đẳng. Nhưng ông cũng thấy rằng quãng thời gian này như một sự thức tỉnh. " Điều tốt là hầu hết mọi người đều hiểu. Họ thực sự hỗ trợ các chính sách công có thể đưa chúng ta theo một hướng đi mới ", như thuế đối với người giàu, hay thuế thừa kế lũy tiến, hoặc thậm chí là mức lượng tôi thiểu 15 USD đối với các nhân viên tạp hóa và những người lao động khác. " Các chính trị gia của chúng ta có thể nắm bắt được công chúng khi tìm cách giải quyết tình trạng bất bình đẳng này ".

Tham khảo: FastCompany

Li kỳ vụ ngoại tình của chủ tịch Taobao: Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng online trên chính nền tảng của mình, vợ phải công khai dằn mặt ‘tránh xa chồng tôi ra’

Tưởng Phàm, Chủ tịch 2 nền tảng thương mại điện tử của Alibaba là Taobao và Tmall từ vài ngày nay đang bị vướng vào các tin đồn trên mạng xã hội Weibo xung quanh cuộc sống riêng tư gây xôn xao dư luận.

Trước đó, ngày 17/4 tài khoản có nickname Huahuadonghuahua bất ngờ có bài đăng trên mạng xã hội Weibo với nội dung: " Đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi phiên dịch cảnh cáo cô. Đừng cố quyến rũ chồng tôi, tôi không phải là người dễ bỏ qua đâu. Làm ơn hãy tự trọng và kiểm điểm lại bản thân mình ". Bài đăng còn công khai nhắc đến hot girl đình đám trên mạng Trung Quốc là Trương Đại Dịch.

Li kỳ vụ ngoại tình của chủ tịch Taobao: Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng online trên chính nền tảng của mình, vợ phải công khai dằn mặt ‘tránh xa chồng tôi ra’ - Ảnh 1.

Chủ tịch Taobao Tưởng Phàm.

Mặc dù tài khoản Huahuadonghuahua có chưa đến 30.000 người theo dõi nhưng bài đăng này đã nhanh chóng gây chú ý của cộng đồng mạng. Sau đó, trang ifeng.com dẫn nguồn tin thân cận cho biết người liên quan tới vụ việc này là một doanh nhân họ Tưởng. Ngay lập tức, cư dân mạng đã phán đoán ra chủ nhân bài đăng với nội dung "tránh xa chồng tôi ra" kể trên chính là của vợ của Tưởng Phàm - chủ tịch 2 trang thương mại điện tử Tmall và Taobao thuộc tập đoàn Alibaba.

1 trong những ứng viên được Jack Ma lựa chọn kế vị

Tưởng Phàm, 35 tuổi hiện là một trong những lãnh đạo cấp cao trẻ nhất của Alibaba. Anh tốt nghiệp khoa kỹ sư máy tính Đại học Phúc Đán - một trong 10 trường đại học danh giá bậc nhất đất nước tỷ dân. Tưởng Phàm từng có thời gian làm thực tập sinh ngắn hạn tại Google chi nhánh Trung Quốc, sau đó anh gia nhập công ty công nghệ Youmeng và nắm giữ vị trí CEO tại đây 3 năm trước khi đầu quân cho Alibaba vào năm 2013.

Năm 2014 - tức là chỉ 1 năm sau khi vào công ty, anh được bổ nhiệm làm giám đốc cao cấp bộ phận kinh doanh của Taobao. Năm 2017, Tưởng Phàm trở thành chủ tịch Taobao khi chỉ mới 32 tuổi. Năm ngoái, anh này tiếp tục được bổ nhiệm chức chủ tịch Tmall - song song với vai trò lãnh đạo tại Taobao.

Con đường thăng tiến của Tưởng Phàm "phất" đến nỗi người trong giới kinh doanh Trung Quốc không khỏi đặt câu hỏi.

" Tốt nghiệp đại học trong nước, khởi nghiệp ở một công ty công nghệ có quy mô trung bình, không có bất kỳ thế lực nào đứng sau hậu thuẫn nhưng chưa đầy 35 tuổi, Tưởng Phàm đã đứng vào hàng ngũ nhân sự cấp cao nhất trong tập đoàn Alibaba. Anh thậm chí còn được Jack Ma chọn làm người kế vị ông ", tờ Sina bình luận.

Phu nhân Hoa Hoa của chủ tịch Taobao.

Không chỉ có sự nghiệp thành công ở tuổi còn rất trẻ, trước khi sóng gió ập đến, Tưởng Phàm được cho là có cuộc sống gia đình viên mãn, là ước mơ của nhiều người.

Theo tờ Ifeng , vợ chủ tịch Taobao, sinh năm 1988 trong một gia đình có truyền thống chính trị. Vị phu nhân này có tên thường gọi là Hoa Hoa đến từ thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Cô và chủ tịch Tưởng Phàm chung sống đã lâu và có con trai đầu lòng năm 2013. Đến năm 2015, cả hai quyết định tổ chức đám cưới và năm 2018, cô con gái út ra đời ở Hồng Kông.

So với Trương Đại Dịch, nhan sắc của Hoa Hoa cũng nhận được nhiều lời khen. Cô sở hữu vẻ đẹp mặn mà, sắc sảo và rất thần thái. Đặc biệt, khí chất sang chảnh của vị phu nhân này được đánh giá cao hơn hẳn. Trên trang cá nhân của mình, Hoa Hoa thường xuyên chia sẻ những hình ảnh về cuộc sống giàu sang nhưng không kém phần bình yên của mình.

Sau khi bê bối ngoại tình nổ ra, nhiều người thậm chí không khỏi cảm thấy khó hiểu vì sao chủ tịch Taobao Tưởng Phàm lại có thể phản bội người vợ tưởng chừng như rất hoàn hảo của mình.

Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng trên Taobao

Bê bối của chủ tịch Taobao đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của Alibaba và thậm chí tỷ phú Jack Ma cũng bị cuốn vào. Nguyên nhân là bởi thông tin Alibaba đầu tư vào Ruhnn - công ty mà Trương Đại Dịch là cổ đông lớn nhất. Nhiều người nghi ngờ rằng chủ tịch Taobao đã mắc sai lầm thực sự nên mới dẫn đến khoản đầu tư không phù hợp này.

Cụ thể Alibaba đầu tư 300 triệu NDT vào công ty này vào năm 2016, chiếm 8,56% cổ phần. Trong khi đó Trương Đại Dịch chiếm 15% cổ phần và là cổ đông lớn nhất. Ruhnn đã huy động được 125 triệu USD trong thương vụ IPO vào tháng 5/2019. Tuy nhiên, cho đến thời điểm trước khi xảy ra bê bối, cổ phiếu của Ruhnn chỉ giao dịch ở mức 7,85 USD/1 cổ phiếu, giảm 37,2% so với mức giá hồi IPO là 12,5 USD/cổ phiếu.

Tới ngày thứ 6 khi thông tin về vụ ngoại tình bùng lên, giá cổ phiếu Ruhnn còn giảm sâu hơn nữa, tới 6,36% xuống chỉ còn 3,83 USD/1 cổ phiếu. Hiện không có thông tin cho thấy Alibaba đã bán cổ phần tại Ruhnn. Như vậy đồng nghĩa với việc, khi vốn hoá thị trường của Ruhnn chỉ còn 316,8 triệu USD, Alibaba đã thua lỗ 100 triệu NDT (tương đương 142 triệu USD) trên giấy tờ.

Li kỳ vụ ngoại tình của chủ tịch Taobao: Để Alibaba đầu tư vào công ty bồ nhí, hậu thuẫn người tình bán hàng online trên chính nền tảng của mình, vợ phải công khai dằn mặt ‘tránh xa chồng tôi ra’ - Ảnh 3.

Trương Đại Dịch là hotgirl nổi tiếng Trung Quốc.

Chưa kể đến việc, ai cũng biết Trương Đại Dịch vốn là hot girl bán hàng online nổi tiếng trên Taobao, được coi là "nữ hoàng thương mại điện tử" ở Trung Quốc. Ở tuổi 32, chân dài này được xếp vào hàng triệu phú với tổng tài sản ròng gần 40 triệu USD, thu nhập chủ yếu qua kênh bán hàng và số cổ phần tại Ruhnn.

Câu hỏi đặt ra là liệu có sự hậu thuẫn nào phía sau giúp Trương Đại Dịch thành công đến vậy hay không?

Cả Tưởng Phàm và Trương Đại Dịch đều có nguy cơ "mất tất cả"

Sự việc kể trên được cho là gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của Alibaba. Chưa kể cổ phiếu của công ty trị giá hơn 500 tỷ USD đã giảm tới 1,5%, thổi bay gần 9 tỷ USD giá trị thị trường vào hôm thứ 6 tuần trước - tức là khi thông tin về vụ ngoại tình bị lan truyền.

Về phần mình, Chủ tịch Tưởng Phàm gửi lời xin lỗi tới Alibaba và nhân viên ngay sau đó với nội dung: " Những bình luận của gia đình tôi và các tin đồn trên Weibo ngày hôm qua đã làm ảnh hưởng xấu đến công ty, tôi xin lỗi tất cả mọi người. Đồng thời, tôi đề nghị có một cuộc điều tra nội bộ các vấn đề có liên quan. Rất xin lỗi vì sự phiền toái này ".

Tuy nhiên, đây được cho là một bước đi sai lầm. Bà Đổng Văn Hồng - giám đốc nhân sự của Alibaba cho biết các quan chức cấp cao của tập đoàn đối với vụ bê bối của Tưởng Phàm vô cùng tức giận. Họ cho rằng việc viết tâm thư xin lỗi trên trang web nội bộ của chủ tịch Taobao là hành động "tự bắn vào chân".

Nhiều dấu hiệu cho thấy Alibaba sẽ tiến hành những cuộc điều tra nghiêm túc để làm rõ vụ lùm xùm, nhằm xác định trong quá trình hợp tác, Tưởng Phàm và Trương Đại Dịch có xảy ra sai phạm kinh tế, ăn chia lợi ích qua lại hay không.

Tờ Sohu tiết lộ nếu trong quá trình điều tra, Alibaba phát hiện sai phạm trong hợp tác, cửa hàng online mà Trương Đại Dịch dày công gây dựng sẽ bị khai trừ khỏi Taobao. Nếu điều đó xảy ra, công ty Ruhnn của Đại Dịch gần như chẳng còn đường kiếm tiền. Báo cáo tài chính cho thấy mỗi năm Trương Đại Dịch đóng góp hơn một nửa doanh thu cho công ty này vì vậy một khi cô này "hết đường làm ăn" thì Ruhnn sẽ sớm sụp đổ.

Vợ chủ tịch Taobao (bên trái) và Trương Đại Dịch (bên phải).

"Ngoại tình chính là ngoại tình, điều khiến mọi người tức giận nhất là bài cảnh cáo của chị vợ đã bị xóa mất rồi", một người bình luận.  

Người khác thì nói:  "Nếu cây ngay không sợ chết đứng thì hiện tại sao lại đề xuất cái kiểu điều tra đó. Tôi rất muốn hỏi anh có cần mặt mũi nữa không. Loại người này không thể tha thứ nữa rồi".

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Ghi bàn gấp nhiều lần Công Phượng, "sát thủ" Brazil vẫn phải ca thán vì bị fan HAGL "bỏ quên"

Vừa qua, CLB HAGL đã tổ chức cuộc bầu chọn đội hình được yêu thích nhất trong lịch sử. Trong đội hình 4-4-2, 2 tiền đạo được người hâm mộ lựa chọn là Công Phượng và Kiatisuk. Điều đáng nói là sau khi kết quả được công bố, tiền đạo người Brazil Evaldo đã bình luận:

"Chỉ tính riêng V.League, tôi đã ghi được 67 bàn thắng, dịch thuật đấy là còn chưa kể các bàn thắng ở Cúp Quốc gia. Với hơn 80 bàn thắng, tôi là chân sút một trong lịch sử HAGL, hay là tôi đã nhầm? Tôi vẫn luôn nghĩ rằng mình đã đóng góp nhiều cho HAGL nhưng rõ ràng là không phải".

Gắn bó với HAGL trong giai đoạn 2009-2013, Evaldo được ghi nhận là một trong các tiền đạo đáng sợ nhất. Không chỉ ghi bàn, Evaldo còn truyền cảm hứng lớn cho những đồng đội xung quanh. Chân sút người Brazil từng cùng đội bóng phố Núi giành ngôi Á quân Cúp Quốc gia mùa 2010 và đoạt HCĐ V.League 2013.

Ghi bàn gấp nhiều lần Công Phượng, sát thủ Brazil vẫn phải ca thán vì bị fan HAGL bỏ quên - Ảnh 1.

Evaldo từng có ý định trở lại làm HLV HAGL vào năm 2017

Mùa giải đỉnh cao của Evaldo là 2011. Anh ghi tới 20 bàn thắng, giúp HAGL trở thành đội sở hữu hàng công tốt thứ hai V.League. Trong cuộc đua Vua phá lưới, Evaldo chỉ thua Gaston Merlo đúng 2 bàn. Xét về mặt thông số, Công Phượng với 25 bàn thắng cho HAGL kể từ năm 2015 đến nay có lẽ không thể so sánh với Evaldo.

Kể từ khi Evaldo ra đi năm 2013, đội bóng phố Núi vẫn luôn chật vật trong việc tìm kiếm một chân sút ngoại đủ tầm thay thế dù đã thử rất nhiều phương án khác nhau.

Tuy nhiên, tiêu chí của cuộc bầu chọn là đội hình được yêu thích nhất. Đây là sự thay đổi đáng kể nếu so với tiêu chí ban đầu là đội hình xuất sắc nhất. Những cầu thủ xuất thân từ lò JMG như Công Phượng, Xuân Trường... về thành tích chưa thể bằng các tiền bối (từng 2 lần vô địch V.League và Cúp Quốc gia) song có công lớn trong việc tạo cảm hứng, kéo người hâm mộ trở lại với các khán đài V.League.

Ghi bàn gấp nhiều lần Công Phượng, sát thủ Brazil vẫn phải ca thán vì bị fan HAGL bỏ quên - Ảnh 2.

6/11 vị trí trong đội hình được yêu thích thuộc về các cầu thủ lò JMG

Dù vậy, không ít CĐV lâu năm của HAGL vẫn mong muốn đội bóng có động thái "làm lành" với Evaldo. Bởi chân sút người Brazil bấy lâu vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt với phố Núi. Và nếu không nhớ nhung và quan tâm đến HAGL, Evaldo có lẽ sẽ không "buồn 5 phút" vì một cuộc bầu chọn.

Evaldo - Chân sút xuất sắc nhất trong lịch sử HAGL (Video: CLB HAGL)



Mỹ: Virus SARS-CoV-2 tới New York từ châu Âu, không phải Trung Quốc

Thống đốc bang New York của Mỹ Andrew Cuomo tuyên bố tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/4 rằng, virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đầu tiên lây nhiễm cho người dân tại tiểu bang New York là tới từ châu Âu, không phải từ Trung Quốc và rằng lệnh cấm du khách từ Trung Quốc được Tổng thống Donald Trump đưa ra là quá muộn để tránh sự lây lan của dịch bệnh.

Mỹ: Virus SARS-CoV-2 tới New York từ châu Âu, không phải Trung Quốc - Ảnh 1.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới phòng cấp cứu tại bệnh viện ở New York, Mỹ ngày dịch thuật 16/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Theo ông Cuomo, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northeastern ước tính có hơn 10.000 người dân New York có thể đã tiếp xúc với bệnh Covid-19 tính tới thời điểm bang này công bố ca mắc bệnh đầu tiên vào ngày 1/3. Ông cho rằng Italy nhiều khả năng là nguồn lây nhiễm bệnh cho New York.

Bên cạnh đó, ông Cuomo còn chỉ rõ, Tổng thống Trump đã ban hành lệnh cấm những người đến từ Trung Quốc vào ngày 2/2, hơn một tháng sau khi có thông tin bùng phát ổ dịch ở Trung Quốc, đồng thời quyết định hạn chế đi lại từ châu Âu trong tháng 3. Tới thời điểm đó, virus SARS-CoV-2 đã lan ra rộng khắp nước Mỹ.

Thống đốc Cuomo nêu rõ: “Chúng tôi đã đóng cửa trước bằng lệnh cấm du khách đến từ Trung Quốc, điều này hoàn toàn đúng đắn, song chúng tôi lại để mở cửa sau (ý muốn nói châu Âu)”.

Theo ông Cuomo, vào ngày 23/4, tổng số ca mắc Covid-19 phải nhập viện toàn bang New York hiện đang là 14.200 người, giảm so với mức 15.021 một ngày trước đó. Trong khi đó, số ca tử vong toàn bang tăng thêm 422 ca trong ngày 23/4. Thống đốc bang New York nói rằng việc mở cửa trở lại mà thiếu đi các biện pháp giãn cách xã hội sẽ khiến số ca mắc Covid-19 gia tăng./.

Giá dầu thấp không phải tin vui cho Đông Nam Á

Thực tế, cùng với sức ép gia tăng từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19), việc giá dầu thế giới sụt giảm xuống mức thấp kỷ lục có thể làm tổn hại đến nguồn thu ngân sách của chính phủ các nước Đông Nam Á, làm dấy lên một làn sóng phá sản và cắt giảm chi tiêu mới trên toàn khu vực.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), những quốc gia sản xuất dầu như Indonesia và Malaysia nhiều khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi các công ty hàng hải hỗ trợ các dự án dầu khí của Singapore sẽ bị "bóp chặt" hơn nữa.

Ngành công nghiệp dầu khí vốn không xa lạ với sự biến động. Tuy nhiên, mọi chuyện lần này sẽ khác vì khủng hoảng Covid-19. "Điểm khác biệt lần này là doanh nghiệp không thể hoạt động như thường lệ.

Chúng ta có nguồn dầu dồi dào trên đất liền lẫn trong kho dự trữ nhưng chẳng ai tiêu thụ. Đây sẽ là một vấn đề lớn" - ông Tan Lian Yok, Công ty Luật K&L Gates Straits Law (Singapore), khẳng định.

Giá dầu thấp không phải tin vui cho Đông Nam Á - Ảnh 1.

Người dân lưu thông trên đường phố Jakarta – Indonesia hôm 23-4 Ảnh: REUTERS

Với tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng, Đông Nam Á là một khu vực khát năng lượng, đặc biệt là năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu "bốc hơi" vì lệnh phong tỏa, các doanh nghiệp dầu trong khu vực như đang ngồi trên lửa.

Với những quốc gia như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Brunei, phần lớn nguồn thu ngân sách chính phủ đến từ các dự án dầu khí.

Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế hôm 24-4 chạm mức 22 USD/thùng, giảm 28 USD/thùng so với hồi tháng 3, thời điểm bùng nổ cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Ả Rập Saudi. Tuần này, lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu thô Mỹ bị đẩy xuống mức âm.

Các công ty dầu trong nước lẫn quốc tế đã cắt giảm chi phí vốn. Do đó, Indonesia - nhà sản xuất dầu lớn nhất Đông Nam Á, đã hạ dự đoán nguồn thu ngân sách phi thuế từ ngành dầu khí của chính phủ xuống mức 6,7 tỉ USD, tức giảm hơn 50%.

Trước đó, vào năm 2015 và 2016, Indonesia từng sử dụng trợ cấp nhiên liệu để đẩy mạnh chi tiêu chính phủ nhưng lần này họ khó có thể thực hiện động thái tương tự vì hoạt động tiêu dùng dầu đang bị cản trở. "Lần này, họ gặp vấn đề ở cả

hai phía cung và cầu… Đây là khủng hoảng kép" - ông Melbin Chan, Công ty Luật TSMP (Singapore), nói.

Tuần lễ kém vui

Giá dầu thế giới hôm 24-4 cho thấy sự biến động khó lường giữa lúc có nỗi lo động thái cắt giảm của các nhà sản xuất không theo kịp nhu cầu sụt giảm mạnh do tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế thế giới.

Giá dầu thô Brent tại Anh giảm xuống còn 20,60 USD/thùng dịch thuật sau khi có lúc tăng lên mức 22,70 USD/thùng trong ngày giao dịch. Chịu chung tình cảnh là giá dầu thô WTI tại Mỹ - giảm 5,09% xuống còn 15,66 USD/thùng sau khi có lúc tăng lên 16,88 USD/thùng.

Theo hãng tin Reuters, giá dầu thế giới đang trên đường có tuần lễ sụt giảm thứ 8 trong 9 tuần gần đây nhất. Cụ thể, giá dầu Brent và WTI lần lượt hướng đến mức giảm 27% và 14% trong tuần này.

Đáng chú ý, ngày đầu tuần ghi nhận cú sốc giá âm của dầu thô WTI trong lúc giá dầu thô Brent xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ qua.

Ngày càng có nhiều nhà sản xuất dầu thô đẩy nhanh cắt giảm sản lượng khai thác trong nỗ lực vực dậy giá dầu. Continental Resources Inc, nhà sản xuất dầu lớn nhất bang Bắc Dakota - Mỹ đã ngưng hầu hết hoạt động tại bang này và thông báo sẽ không cung cấp dầu thô cho một số khách hàng của mình.

Còn Kuwait, một thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), hôm 23-4 cho biết sẽ bắt đầu cắt giảm lượng dầu cung cấp cho các thị trường quốc tế mà không cần chờ thỏa thuận cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày của OPEC+ (liên minh giữa OPEC và một số nhà sản xuất khác) được thực thi từ ngày 1-5.

Ở chiều ngược lại, giới phân tích cho rằng nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc, nơi dịch Covid-19 khởi phát vào cuối năm ngoái, sẽ gia tăng trong quý II/2020 khi nhà chức trách nới lỏng các biện pháp hạn chế được thực thi để khống chế dịch bệnh.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC

Theo các nguồn tin của trang DigiTimes, công ty HiSilicon, bộ phận thiết kế chip của Huawei, đã đặt hàng gia công chip 14nm với công ty Semiconductor Manufacturing International (SMIC), nhà gia công chip hàng đầu Trung Quốc.

Bộ xử lý smartphone Kirin 710 của HiSilicon được sản xuất bằng quy trình 12nm của TSMC và ra mắt từ giữa năm 2018. Còn có những tin đồn cho biết HiSilicon đang có kế hoạch ra mắt một biến thể khác của Kirin 710, bao gồm Kirin 710A. Biến thể này dự kiến sẽ được sản xuất dựa trên tiến trình 14nm FinFET và vì vậy, HiSilicon cần một hãng gia công chip để sản xuất bộ xử lý này và hãng đó có thể là SMIC, thay vì TSMC như thường lệ.

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC - Ảnh 1.

Nếu báo cáo của DigiTimes là đúng, SMIC đã đạt được một bước tiến không nhỏ so với TSMC, khi hãng gia công chip Đài Loan đang là nhà cung cấp chính cho HiSilicon. Thay đổi này có thể là một dấu hiệu cho thấy tiến trình 14nm FinFET của SMIC đã đạt đến mức độ ngang ngửa với tiền trình tương đương của TSMC.

Hơn nữa, vì chính phủ Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn TSMC không bán chip cho Huawei, nên công ty Trung Quốc này lại càng có thêm lý do để chuyển một phần việc sản xuất chip sang cho công ty đồng hương với mình.

Tiến trình sản xuất 14nm FinFET thế hệ đầu của SMIC dịch thuật đã được vận hành từ quý 4 năm 2019. Báo cáo tài chính của hãng gia công chip này cho thấy, tiến trình này mới chỉ đóng góp 1% vào tổng doanh thu trong Quý 4 của công ty, tuy nhiên SMIC đang có kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất tiến trình này trong năm nay.

Cho dù hiện tại, SMIC dường như chỉ là một kẻ tí hon so với người khổng lồ như TSMC, nhưng không thể đánh giá thấp tiềm năng của hãng gia công chip Trung Quốc này. SMIC đang có kế hoạch bỏ qua hoàn toàn tiến trình 10nm để chuyển thẳng lên tiến trình 7nm. Công ty dự kiến bắt đầu sản xuất thử tiến trình 7nm vào cuối năm 2020.

Hiện tại quy trình sản xuất EUV của TSMC đã chạy ổn định. HiSilicon được cho đang là một trong các khách hàng sử dụng quy trình EUV này của TSMC, tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Mỹ có chặn TSMC bán hàng cho Huawei hay không.

Hiện tại chính phủ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. SMIC là một trong những mảnh ghép quan trọng đối với ngành công nghiệp chip Trung Quốc cũng như mục tiêu tự chủ mà nước này nỗ lực nhiều năm qua.

Tham khảo Tomshardware

SARS-CoV-2 chịu nhiệt độ…trên 90 độ C

Giáo sư Remi Charrel cùng các cộng sự ở Đại học Aix-Marseille, miền Nam nước Pháp (AMU) vừa tiến hành nghiên cứu, đưa các mẫu SARS-CoV-2 vào môi trường có nhiệt độ lên tới 60 độ C (140 độ F) trong vòng 1 giờ thấy nhiều virus vẫn có thể nhân bản. Các nhà khoa học đã cấy chủng virus cô lập được từ một bệnh nhân ở Berlin (Đức) vào tế bào thận của khỉ mông xanh châu Phi. Các tế bào này sau đó được đưa vào 2 ống đại diện cho 2 môi trường, gồm môi trường “sạch” và môi trường “bẩn” có chứa các tế bào động vật mô phỏng tình trạng ô nhiễm sinh học qua các mẫu xét nghiệm thực tế. Sau khi gia nhiệt, các chủng virus trong môi trường sạch ngừng hoạt động hoàn toàn, trong khi đó một số chủng virus trong môi trường bẩn vẫn sống.

SARS-CoV-2 chịu nhiệt độ…trên 90 độ C - Ảnh 1.

SARS-CoV-2 có thể chịu nhiệt độ tới… trên 90 độ C.

Phương pháp gia nhiệt nóng tới 60 độ C dài 1 giờ đồng hồ từng được nhiều phòng thí nghiệm áp dụng để loại bỏ nhiều virus chết người, kể cả Ebola. Nhưng đối với SARS-CoV-2, mức nhiệt này chỉ đủ tiêu diệt chúng trong các mẫu ít virus, chưa đủ để kiểm soát các mẫu có lượng virus cao. Thậm chí tăng nhiệt độ lên 92 độ C (trên 197 độ F), duy trì trong vòng 15 phút mới có thể tiêu diệt virus hoàn toàn. Tuy nhiên, mức nhiệt cao như vậy có thể phá hủy cấu trúc RNA của virus và làm giảm độ nhạy xét nghiệm. Vì lý do này, nhóm đề tài đề xuất sử dụng hóa chất thay vì nhiệt độ cao để diệt virus và đảm bảo an toàn cho con người trong phòng thí nghiệm cũng như hiệu quả tìm kiếm virus.

Đánh giá về phát hiện trên, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Ví dụ các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, thực tế còn phức tạp hơn nhiều bởi có không ít yếu tố con người chưa hiểu hết về SARS-CoV-2, như nhiệt độ môi trường, hay biện pháp giảm nhẹ và năng lực xét nghiệm của các quốc gia. Tuy nhiên nghiên cứu trên cũng cung cấp nhiều thông dịch thuật tin hữu ích để con người phòng chống, do vậy, gần đây có không ít nghiên cứu cho rằng COVID-19 sẽ tiếp tục lây lan trong mùa hè sắp tới.

Nữ thủ tướng thị phi nhất "Bệ hạ bất tử": Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun?

Đảm nhiệm vai thứ chính trong "Quân vương bất diệt/ Bệ hạ bất tử ", trở thành kiều nữ sánh vai cùng dàn minh tinh quyền lực như Lee Min Ho , Kim Go Eun , không khó hiểu khi Jung Eun Chae trở thành cái tên được giới truyền thông săn đón nhất hiện nay.

Sự nổi tiếng giống như con dao hai lưỡi, từ một nữ diễn viên vô danh ít người biết đến, người đẹp sinh năm 1986 trở thành cái tên được bàn luận nhiều nhất trên trang chủ Naver ngay khi "Quân vương bất diệt" công bố dàn cast. Và hiển nhiên, bên cạnh vẻ ngoài được ca tụng hết lời, nhan sắc được ví von vào hàng cực phẩm hiếm có khó tìm, đời tư gây sốc và quá khứ "tiểu tam" của nữ diễn viên họ Jung cũng trở thành tâm điểm chú ý của công chúng Hàn Quốc thời gian gần đây.

Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 2.
Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 3.

Jung Eun Chae - nữ diễn viên nhận được nhiều sự chú ý nhất hiện nay.

Nhan sắc đỉnh cao, sự kết hợp hài hòa của vẻ đẹp "diễn viên - thần tượng - người mẫu" ba trong một hiếm có

Jung Eun Chae đẹp! Đây chắc chắn là cảm nhận của hầu hết khán giả khi poster của "Quân vương bất diệt" lên sóng. Vẻ đẹp của cô không hề mang nét đẹp lạ giống như nữ chính Kim Go Eun mà hoàn toàn đạt đến mức chuẩn mực của cái đẹp ngày nay, từ sống mũi cao vút, thon gọn, đôi mắt sâu hun hút cho đến bờ môi gợi cảm, tất cả đều hài hòa và tạo cảm giác hoàn hảo tới vô thực. Không ngoa khi khẳng định, ở Jung Eun Chae có thần thái cộp mác diễn viên, vẻ đẹp ăn hình của giới thần tượng và nét thu hút mà mọi nàng thơ, người mẫu đều cần. Chẳng thế mà, công chúng luôn ưu ái người đẹp bằng nhiều lời ngợi khen có cánh như "nữ thần", "đỉnh cao nhan sắc", "visual của visual",...

Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 4.
Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 5.
Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 6.

Nhan sắc "mười phân vẹn mười" của Jung Eun Chae hẳn chính là điều khiến khán giả chú ý tới đầu tiên.

Visual khiến bất kì ai cũng phải đổ gục từ ánh nhìn đầu tiên.

Jung Eun Chae là người đẹp hiếm hoi mà dù trang điểm đậm hay nhạt, dù theo đuổi phong cách mặn mà đúng tuổi hay trẻ trung, mộc mạc vẫn nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ công chúng. Nhiều khán giả khẳng định, Jung Eun Chae mang vẻ đẹp của một mỹ nữ Hong Kong những năm 70s vừa sang chảnh, quyền lực lại vừa có chút gì đó ma mị, quyến rũ không thể rời mắt. Dễ thấy, với quân bài miễn tử mang tên "nhan sắc", người đẹp họ Jung hoàn toàn có thể trở thành ngôi sao hàng top trong showbiz nếu sở hữu nhiều tác phẩm thành công trong tương lai.

Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 9.
Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 10.
Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 11.

Khuôn mặt người đẹp có thể "biến hóa" theo nhiều kiểu trang điểm và phong cách khác nhau. Từ ngọt ngào, trong veo...

Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 12.
Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 13.
Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 14.

...Cho đến quyến rũ, gợi cảm khó ai sánh bằng.

Bên cạnh visual như viên ngọc càng mài càng sáng, Jung Eun Chae còn được biết tới với vóc dáng thon gọn và chiều cao lý tưởng. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi Eun Chae có xuất dịch thuật phát điểm là người mẫu, việc luôn phải giữ mình trong một chế độ ăn uống, luyện tập nghiêm ngặt giúp người đẹp luôn có ý thức cải thiện và nâng cao vóc dáng. Cho đến ngày nay, bộ ảnh khoe body "mình hạc xương mai" cực kì nóng bỏng quyến rũ của Jung Eun Chae vẫn được nhắc tới như một huyền thoại của các diễn viên xứ Hàn.

Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 15.
Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 16.

Body "mình hạc xương mai" gây sốt của nữ diễn viên.

Là người mẫu nên việc giữ cho cơ thể luôn thon thả đối với Jung Eun Chae vô cùng quan trọng.

Là "nàng thơ" nổi tiếng trên tạp chí nhưng sự nghiệp để trở thành "nàng thơ màn ảnh" vẫn vô cùng lận đận, 10 năm tuổi nghề vẫn đóng vai phụ

Với việc xuất hiện trên hàng loạt tờ tạp chí danh tiếng như "Marie Claire", "Single", "Vogue",... có thể thấy sự nghiệp trở thành "nàng thơ tạp chí" của Jung Eun Chae vô cùng thuận lợi. Người đẹp cũng hoàn toàn có thể thành công với chỉ riêng địa hạt thời trang mà không cần phải tính đến con đường diễn xuất. Tuy nhiên, Jung Eun Chae với tình yêu và niềm đam mê với nghề diễn đã quyết định theo đuổi sự nghiệp diễn xuất vào năm 2010.

Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 18.
Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 19.

Nhan sắc xinh đẹp, thần thái đỉnh cao, không khó hiểu khi Jung Eun Chae vô cùng thành công ở địa hạt thời trang - người mẫu.

Hơn 10 năm vào nghề nhưng thứ khiến khán giả nhớ tới Jung Eun Chae không phải diễn xuất hay tác phẩm của cô nàng mà chỉ là gương mặt xinh đẹp, luôn mang vẻ buồn man mác.

Hơn mười năm vào nghề, người đẹp vẫn chưa gặt hái được tác phẩm nào nổi bật, hầu hết cô mới chỉ dừng lại ở các vai phụ, thứ phụ, tên tuổi Jung Eun Chae gần như lu mờ trong hàng sao cùng lứa. Phải đến năm 2018, khi bộ ảnh "đẹp như một giấc mơ" của Jung Eun Chae chụp cho Vogue được tung ra, khán giả mới xôn xao bàn tán về nhan sắc kiều diễm của người đẹp 10 năm tuổi nghề - Jung Eun Chae.

Bộ ảnh chụp cho Vogue giúp tên tuổi của nữ diễn viên được biết tới nhiều hơn.

Lần "viral" trên mạng xã hội với bộ ảnh đẹp động lòng người có lẽ giúp Eun Chae rất nhiều trong việc ghi dấu ấn trong mắt công chúng, bằng chứng là sau 2 năm im hơi lặng tiếng, Jung Eun Chae chính thức trở thành nữ phụ trong siêu phẩm được mong chờ nhất trong năm 2020 "Quân vương bất diệt". Nhan sắc có thể trở thành "quân bài miễn tử" của nghệ sĩ nhưng đã là diễn viên thì nhất định phải "nói chuyện" bằng tác phẩm, Jung Eun Chae sau cả thập kỉ lận đận với nghề cuối cùng cũng có thể sở hữu tác phẩm đáng nhớ trong sự nghiệp diễn xuất của mình.

Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 22.

Sau mười năm vào nghề, cuối cùng Jung Eun Chae cũng có tác phẩm đáng chú ý đầu tiên.

Đời tư "tiểu tam" và màn "trả treo" dư luận ngay trước thềm "Quân vương bất diệt" lên sóng khiến khán giả bất ngờ

Ngày hôm nay (17/4), ngay trước thời điểm "Quân vương bất diệt" lên sóng tập đầu tiên, khán giả vô cùng bất ngờ trước thông tin Jung Eun Chae bị tố là tiểu tam, phá vỡ hạnh phúc gia đình của nam ca sĩ Jung Joon Il từ tận...10 năm về trước. Cụ thể, theo trang Wikitree, Jung Eun Chae đã có mối quan hệ vụng trộm với Jung Joon Il mặc dù anh đã kết hôn.

Thông tin này được chính vợ cũ của nam ca sĩ tiết lộ, được biết Joon Il cùng vợ hẹn hò từ năm 2006, trong khoảng thời gian 2009, 2010, vợ anh phát hiện ra chồng mình qua lại bất chính với người phụ nữ khác mà ở đây chính là Jung Eun Chae. Cô thường xuyên được người hâm mộ bắt gặp xuất hiện tại concert của Joon Il, nhân viên thân cận của nam ca sĩ cũng đã lên tiếng xác nhận thông tin này.

Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 24.

Jung Eun Chae bị nghi ngờ là tiểu tam xen vào hạnh phúc của nam ca sĩ Jung Joon Il.

Sau khi bị phát hiện ngoại tình, Joon Il đã hối lỗi và xin vợ tha thứ, cặp đôi cũng chính thức kết hôn bí mật vào năm 2011. Tuy nhiên, với bản tính ngựa quen đường cũ, Joon Il đã quay lại với "người phụ nữ kia", cuộc sống hôn nhân vừa chớm nở cuối cùng cũng kết thúc với tờ đơn ly hôn được trình lên tòa án.

Ngay khi thông tin về quá khứ tiểu tam của Jung Eun Chae được công bố, đại diện của cô đã ngay lập tức khẳng định Eun Chae chỉ là nạn nhân của vụ việc: "Đúng là họ đã hẹn hò vào thời điểm đó, nhưng Jung Eun Chae chỉ là nạn nhân thôi. Cô ấy không biết anh ta là người đã có gia đình". Tuy nhiên, theo đại diện của Jung Joon Il, nam diễn viên chưa bao giờ che giấu sự thật anh là người đã có gia đình với Jung Eun Chae: "Rất khó để có thể xác minh sự việc từ 10 năm trước. Đó là đời tư của anh ấy, chúng tôi không thể can thiệp", "Jung Joon Il chưa bao giờ che giấu mình là người có gia đình với Jung Eun Chae" - phía đại diện Joon Il khẳng định.

Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 25.

Vụ việc "tiểu tam" của Jung Eun Chae bị phanh phui ngay tại thời điểm họp báo đang diễn ra.

Chưa hết, Jung Eun Chae tiếp tục bị đào lại quá khứ trở thành tiểu tam xen vào mối quan hệ giữa nam diễn viên Nhật Bản Ryo Kase và bà xã minh tinh Mikako Ichikawa vào năm 2013. Được biết, Jung Eun Chae và Ryo Kase bị truyền thông Nhật bắt gặp ra vào khách sạn và cửa hàng tiện lợi cùng nhau, bộ ảnh căng đét, chụp đẹp như họa báo của cả hai dấy lên chỉ trích dữ dội từ cộng đồng mạng. Tại thời điểm đó, nhiều khán giả cho rằng đây chỉ là hành động "đánh bóng tên tuổi" của nữ diễn viên vô danh.

Trước làn sóng phản đối của cộng đồng mạng, phía công ty Jung Eun Chae một lần nữa phải đăng tải thông tin đính chính, cụ thể phía đại diện cho biết "Jung Eun Chae sang Nhật Bản để thăm một người bạn mới sinh. Eun Chae và Ryo Kase vốn có mối quan hệ bằng hữu thân thiết nên nam diễn viên đã dẫn cô ấy tham quan vài nơi".

Loạt hình ảnh "đi chơi với bạn thân có gia đình" khiến khán giả phẫn nộ của Jung Eun Chae.

Lời giải thích không thỏa đáng từ phía công ty như dầu đổ thêm vào lửa, nhiều khán giả cho rằng dù biện minh vì lý do gì thì việc đi chơi với người đã có gia đình của Jung Eun Chae là không thể chấp nhận được. Chưa kể, Jung Eun Chae còn từng có quá khứ tiểu tam vào năm 2009 trước đó, liên kết giữa hai câu chuyện, khán giả hoàn toàn có quyền chỉ trích và nghi ngờ lối sống của người đẹp.

Nữ thủ tướng thị phi nhất Bệ hạ bất tử: Visual nức nở có đủ thành kim bài miễn tử sau bê bối từ tiểu tam đến Burning Sun? - Ảnh 27.

Scandal nối tiếp scandal, nữ diễn viên bị nghi ngờ dính líu tới đường dây mua bán mại dâm Burning Sun.

Scandal nối tiếp scandal, Jung Eun Chae tiếp tục bị nghi ngờ có dính líu đến đường dây mua bán gái mại dâm Burning Sun. Cụ thể, trong chương trình "Unanswered Questions" của đài SBS, vụ việc một thương hiệu mĩ phẩm tài trợ cho Burning Sun được phát hiện. Đáng chú ý, tại bữa tiệc giao lưu thân mật giữa nhãn hàng và Burning Sun, nữ diễn viên có mặt trong bữa tiệc đã có hành động đánh vào mặt mọi người đầy quá khích. Hình ảnh mất kiểm soát cùng đôi mắt không còn thần trí của nữ diễn viên bị khán giả nghi ngờ sử dụng thuốc kích thích, cần sa.

Sau khi thông tin được tung ra, tên của nhãn hàng được tiết lộ, Jung Eun Chae với cương vị đại diện sản phẩm ngay lập tức bị đưa vào diện nghi vấn. Sự việc bị thổi phồng đến mức người hâm mộ của cô nàng phải đăng tải thông cáo khẳng định thông tin được đưa ra là hoàn toàn sai sự thật: "Chúng tôi mong rằng Eun Chae sẽ không bị tổn thương bởi những thông tin sai sự thật như thế này", "Chúng tôi dõi theo Eun Chae từ ngày đầu cô ấy dấn thân vào sự nghiệp diễn xuất và cảm thấy thật khủng khiếp khi tin đồn nổ ra", "Cần có hành động phản đối thích đáng với những tin đồn vô căn cứ"...

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào?

Mới đây, những hình ảnh được cho là tiền điện tử của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã được tờ SCMP đăng tải. Nguồn tin thân cận của tờ báo này cũng xác nhận hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang thử nghiệm đồng tiền này trong nhiều tháng qua.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 1.

Bức ảnh cho thấy ứng dụng tiền điện tử của Trung Quốc có một số chức năng cơ bản tương tự các nền tảng thanh toán trực tuyến khác như Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent, cho phép người dùng thanh toán, nhận cũng như chuyển tiền. Chức năng "touch and touch" cho phép 2 người dùng chạm điện thoại của họ vào nhau để thực hiện giao dịch chuyển tiền.

Nếu đây là sự thật, Trung Quốc sẽ là cường quốc đầu tiên trên thế giới có ngân hàng trung ương chính thức phát hành tiền điện tử nhằm kiểm soát nền kinh tế cũng như thị trường tiền ảo đang diễn biến phức tạp.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, nỗi lo lây lan dịch Covid-19 qua tiền mặt và các lệnh cách ly cũng thúc đẩy PBOC xem xét phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến bao gồm tiền điện tử.

Việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến Trung Quốc hạn chế các loại tiền số khác. Ngoài ra trái với những dạng tiền ảo như Bitcoin, tiền điện tử của PBOC nếu được phát hành sẽ ổn định hơn do neo vào đồng Nhân dân tệ.

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia vẫn đặt nghi vấn về ảnh hưởng của tiền điện tử với các ngân hàng thương mại, các công ty có dịch vụ thanh toán trực tuyến như Ant Financial của Alibaba hay Tencent Holdings.

1. Kế hoạch phát hành tiền

Hiện chưa có một thông tin cụ thể nào về việc phát hành tiền số nhưng theo hãng tin Bloomberg cùng các tuyên bố của những quan chức PBOC, cá nhân và doanh nghiệp có thể tải một ví điện tử về smartphone của họ sau đó tùy ý sử dụng tiền điện tử tương ứng số tiền có trong ngân hàng thương mại. Họ có thể sử dụng tiền điện tử này với bất kỳ ai có ví điện tử.

2. Môi trường thanh toán trực tuyến

Trung Quốc đang là một trong những nước đi tiên phong về thanh toán trực tuyến, hay một xã hội không tiền mặt. Thậm chí những quán ăn nhỏ ven đường tại các thị trấn miền quê cũng ưa thích sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến hơn tiền mặt.

Trong quý I/2019, các ứng dụng thanh toán trực tuyến của Trung Quốc đã giao dịch 59 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 8,3 nghìn tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng 50% trong số đó thuộc về Ant Financial của Alibaba, 1/3 thuộc về Wechat của Tencent.

Trong khi đó, số liệu của PBOC cho thấy tổng giao dịch không tiền mặt năm 2018 của nước này đạt tới 3,8 triệu tỷ (Quadrillion) Nhân dân tệ.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 3.

Có thể nói xu thế xã hội không tiền mặt tại Trung Quốc là điều đang diễn ra dịch thuật phổ biến tại các nền kinh tế phát triển. Tại các nước phát triển như Thụy Điển, khảo sát của ngân hàng trung ương cho thấy chỉ có 13% số người dân thanh toán bằng tiền mặt, thấp hơn mức 39% của năm 2010.

3. Tại sao PBOC làm vậy?

Đầu tiên, Trung Quốc muốn thúc đẩy một xã hội không tiền mặt để có thể dễ dàng tra soát hoạt động rửa tiền cũng như các hành vi phạm pháp khác.

Tiếp đó, động thái phát hành tiền điện tử sớm có thể giúp Trung Quốc đối phó với khả năng bị áp đặt các tiêu chuẩn được thiết kế bởi bên khác nếu sử dụng những đồng tiền ảo như Bitcoin.

Ngoài ra, việc một số công ty như Facebook phát hành các loại tiền ảo như Libra đang thúc đẩy sức mạnh của đồng USD cùng như suy giảm khả năng kiểm soát hệ thống tài chính của Trung Quốc. Bởi vậy một đồng tiền điện tử chính thức do PBOC phát hành là điều hợp lý.

4. Có phải tiền ảo?

Theo Bloomberg, tiền điện tử do PBOC phát hành không phải tiền ảo. Thông thường những loại tiền ảo như Bitcoin không có sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào, hệ thống Blockchain sẽ xác nhận và tính toán các giao dịch. Hoạt động giao dịch tiền ảo thậm chí chẳng cần những bên trung gian như các ngân hàng trung ương để xác nhận.

Bởi vậy, tiền ảo thường biến động lớn về giá trị và chẳng mấy thích hợp trong các giao dịch hàng ngày. Thay vào đó, chúng được các băng đảng ưa thích sử dụng như hoạt động rửa tiền hoặc đầu cơ.

Đối với đồng Libra của Facebook, chúng cũng được coi là tiền ảo nhưng ổn định hơn do neo vào những đồng tiền mạnh như USD, Euro, Yên... dù vẫn được xử lý bằng Blockchain và không qua ngân hàng trung ương nào.

Hiện tại, PBOC vẫn chưa xác định đồng tiền điện tử mới có sử dụng Blockchain để xử lý giao dịch hay không.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 4.

  5. Tại sao không dùng tiền ảo hiện có?

Trung Quốc đã cấm tiền ảo cũng như việc gọi vốn bằng tiền ảo từ năm 2017 nhằm giữ ổn định cho hệ thống tài chính và đối phó với nạn tín dụng đen. Mặc dù tiền ảo vẫn được lén lút giao dịch ở Trung Quốc nhưng chúng bị kiểm soát chặt hơn.

Thêm nữa, tiền ảo hiện có trên thị trường Trung Quốc có thể dễ dàng chuyển ra nước ngoài mà không được kiểm soát, tạo nên sự mất ổn định và phá giá đồng Nhân dân tệ.

6. Blockchain

Trung Quốc vẫn đang cân nhắc việc có nên sử dụng Blockchain để quản lý giao dịch tiền điện tử hay không bởi nhiều chuyên gia lo lắng công nghệ này không đủ an toàn để xử lý khối lượng giao dịch trực tuyến vô cùng lớn tại đây.

Vào ngày lễ độc thân năm 2018, giao dịch trực tuyến tại Trung Quốc đạt đỉnh 92.771 hóa đơn thanh toán online mỗi giây, cao hơn rất nhiều so với khả năng xử lý của hệ thống Blockchain của Bitcoin.

7. Tính bảo mật

PBOC cho biết họ sẽ cân bằng giữa việc bảo vệ danh tính người dùng với nỗ lực đối phó các tội phạm về tài chính trong tiền điện tử. Hiện mọi người vẫn chưa rõ điều này có ý nghĩa gì nhưng PBOC nói rằng họ sẽ không tiết lộ hoàn toàn thông tin người sử dụng tiền điện tử với các ngân hàng.

Dẫu vậy, danh tính cá nhân sẽ bị gắn chặt với ví điện tử, qua đó giúp các cơ quan chức năng tra soát khi cần thiết.

8. Khi nào phát hành?

Theo Bloomberg, PBOC sẽ sớm phát hành tiền điện tử rộng rãi ra thị trường. Trên thực tế từ năm 2014, PBOC đã nghiên cứu kế hoạch tiền điện tử và tuyển dụng nhiều chuyên gia trong ngành để phát triển đề án này.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 5.

9. Người dân có sử dụng?

Rất khó để nói trước rằng liệu người Trung Quốc có sử dụng đồng tiền điện tử do PBOC phát hành hay không. Theo lý thuyết, ví điện tử để sử dụng đồng tiền điện tử của PBOC cũng chẳng khác gì các ví điện tử của Alipay hay Wechat. Trong khi đó, các ví điện tử hiện có của các công ty tư nhân còn bao gồm nhiều ứng dụng thú vị như mạng xã hội, thương mại điện tử, gọi xe taxi, đầu tư, vay tiền...

Chuyên gia Da Fonghei của Neo cho biết ông không thấy có bất cứ nguyên nhân gì để người dân chuyển từ ứng dụng thanh toán như Alipay sang ví điện tử của PBOC, trừ phi chính phủ bắt buộc.

10. Ngân hàng sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Tiền điện tử chủ yếu sẽ chỉ ảnh hưởng đến thủ tục làm sổ sách của ngân hàng mà không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh. Tiền điện tử sẽ không được tính vào trong rổ tiền tiết kiệm tại ngân hàng bởi chúng thực chất là tiền đang được lưu thông chứ không phải tiền mà ngân hàng có thể sử dụng để cho vay.

Các ngân hàng thương mại cũng phải đặt cọc 100% lượng tiền dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương để sử dụng tiền điện tử của PBOC.

Ngoài ra, việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến PBOC phải tăng cường công tác xử lý dữ liệu cũng như trả lời các thắc mắc do người dân mới sử dụng.

11. Ảnh hưởng kinh tế

Theo Bloomberg, ảnh hưởng của tiền điện tử đến nền kinh tế sẽ không diễn ra ngay. Mục đích chính của PBOC là thay thế tiền mặt bằng tiền điện tử nên chúng sẽ không ảnh hưởng đến lượng cung tiền cũng như nhiều chính sách tiền tệ khác.

Báo cáo của PBOC năm 2018 cho thấy nếu tiền điện tử được chấp nhận rộng rãi nhưng vì lý do khủng hoảng, người dân tiết kiệm tiền mặt nhiều hơn mà không gửi ngân hàng thì tình hình vẫn có thể kiểm soát được. Thậm chí, chính quyền Bắc Kinh có thể sử dụng tiền điện tử như một kênh phi truyền thống để điều tiết thị trường.

Ví dụ, chính phủ Trung Quốc có thể yêu cầu các ngân hàng xác định thông tin chi tiết về lãi suất, mục đích, đối tượng cho các khoản tín dụng bằng tiền điện tử, qua đó kiểm soát và điều tiết tốt hơn các chính sách.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng việc phát hành tiền điện tử sẽ giúp Trung Quốc có thêm các lựa chọn về chính sách tiền tệ. Ví dụ họ có thể áp dụng lãi suất âm dễ dàng hơn khi người dân không gửi tiền trong ngân hàng theo cách truyền thống.